Hội thảo về Chúa Trịnh Cương tổ chức tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cho thấy, để khẳng định Nhân Vương Trịnh Cương là một nhà chính trị tài năng, một nhà quân sự lão luyện, một nhà văn hóa tài ba đã có nhiều đóng góp cụ thể và to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Qua các nghiên cứu còn cho thấy Ông là người hoàn thiện nền võ học Đại Việt.
Năm Bảo Thái thứ 2 (1721), Hy tổ nhân vương Trịnh Cương đã có một quyết định sáng suốt cho mở “Võ học sở” (Trường Võ học) tại Thăng Long và đặt chức quan giáo thụ dạy võ học, chính thức khởi đầu cho sự nghiệp đào tạo võ học và các nhà khoa bảng cho võ nghiệp Đại Việt. Lần đầu tiên trong lịch sử quân sự của quốc gia, nhà nước phong kiến chính thức công nhận và vinh danh các nhà khoa bảng võ học với danh xưng “Tạo sĩ” (tiến sĩ võ), nâng tầm võ nghiệp Việt lên ngang hàng với văn nghiệp. Sự kiện này mở đầu cho một thời kỳ nở rộ võ học chính quy của đất nước trang bị cho các nhà quân sự Đại Việt đương thời không chỉ võ nghệ siêu quần mà còn thông thạo cả võ kinh (lý thuyết quân sự) một cách bài bản.

Tháng 8 năm 721 theo lệnh nhà Chúa, đình thần định rõ nội dung học và phép thi võ gồm đủ các môn võ nghệ, luyện tập chiến lược trong võ kinh. Kỳ thi hàng tháng gọi là tiểu tập, mỗi quý thi giữa kỳ gọi là đại tập. Vậy các võ sinh võ học sĩ qua được 12 kỳ thi tiểu tập và 4 kỳ đại tập sẽ được tuyển chính thức và được các giáo thụ trực tiếp giảng dạy đề cử để bổ dụng [1].
Để khuyến khích võ học, năm Bảo Thái Thứ 3 (1722), Chúa ban lệnh cho các quân nhân được phép ứng thí như các võ tử tự do khác. Mở rộng con đường võ nghiệp cho những người tại ngũ cũng là nâng cao trình độ võ lực của quân đội.
Năm Bảo Thứ 4 (1723) chưa Bác định cho mở khoa thi sơ cử và năm sau cho mở khoa thi Bác cử (1724). Với việc định 3 năm mở 1 kỳ thi võ học và võ cử Việt Nam chính hức ra đời. Khoa sở cử vào các năm tý, ngọ, mão, dậu, khoa Bác cử được tổ chức vào các năm thin, tuất, sửu, mùi. Kỳ Bác cử tổ chức tại kinh đô và chỉ thi 1 lần duy nhất.
Quy cách tổ chức thi rất quy củ, vào năm có khoa thi, tuần đầu tháng 4, bộ Binh khải lên chúa Trịnh xin chiếu lệ mở khoa thi, nhà chúa chuẩn khải và tháng 10 thì thi hành. Quan coi thi do Chúa chỉ định gồm: Một quan võ làm Đề điệu, 2 giám thứ, 2 giám khảo, 4 phúc khảo, 4 đồng khảo. Số quan coi thi được tuyển chọn từ cả 2 ban văn võ của triều đình, các luật lệ trường thi nhất luật tuân theo thể lệ trường thi hương.
Khoa thi võ học đầu tiên của nước ta được tổ chức ở nhà võ học – trường giảng võ kinh thành (1723). Trường nhất thi lược vẫn có 527 thí sinh chọn được 18 người. Trường nhì khảo võ nghệ có 172 thí sinh tham gia. Lấy 2 người Tam thắng: 16 người hạng nhì thắng, 17 người hạng nhất thắng, 21 người hạng bình phân. Đặc biệt kỳ thi còn xét thực tế về thể lực, diện mạo, lòng can đảm, để lấy 6 người trong họ thiếu 1 điểm và loại 14 người từ hạng nhất thắng. 62 người trúng các kỳ thi võ nghệ (2 môn múa siêu đao và lăn khiên) được cho vào yết kiến chúa Trịnh Cương tại nhà võ học.
Ngày hôm sau thi trường nhì về võ nghệ, người trúng cách gọi là sinh viên, con cháu các quan viên gọi là Biền Sinh. Trường 3 thi về văn sách, người trúng được gọi là học sinh, con cháu quan viên gọi là Biền Sinh lượng thức.Khoa này lấy Phan Hữu Lan 14 người đỗ cống sĩ. Sau đó các cống sĩ và Biền Sinh được vào lạy tạ, Chúa ban tiền, vải, áo mức nhiều ít khác nhau để tỏ long khuyến khích.
Năm sau tháng 9 Giáp Thìn năm Bảo Thái Thứ 5, Hy Tổ nhân vương Trịnh Cương cho mở trường thi Bác cử lần đầu tiên của nền võ học Đại Việt. Nhà chúa cho lập Lầu duyệt thí (Quan thí lâu) như thể chế ở Giảng võ điện tại Phường Thịnh Quang, Đống Đa (gần chùa Đồng Quang – Trần Văn Giáp). Thời gian thì tuần đầu tháng 8, quan bộ Binh khải lên xin chiếu lệ thu quyển trước. Đến ngày thi đem ấn dấu và các quyển thi giao cho quan Đề điệu phụng hành. Tháng 11, truyền lệnh cho các quan viên là quản binh xuất thân từ chánh, phó đội trưởng binh thị Hậu trở lên, các tuỳ viên thuộc hiệu mà tình nguyện dự thi, cùng các Biền sinh hợp thức (quan viên tử tôn đỗ trường 3), Học sinh (dân thường đỗ trường 3), đều được vào thi.
Kỳ thi này cũng gồm 3 trường: Trường Nhất hỏi 10 câu trong bộ Võ kinh thất hư, trường Nhì thi võ nghệ, trường Ba thi văn sách, hỏi thao lược binh gia. Người nào trúng cách được phong làm Tạo sĩ, được bổ dụng ngang với Tiến sĩ bên văn khoa. Người nào 2 trường đệ nhất, đệ nhị võ nghệ tinh thông thành thạo mà trường văn sách không hợp thức thì chọn lấy người trội nhất trong đó cho đỗ Tạo toát (hoặc còn gọi là Toát thủ), cũng cho đỗ ngang người đỗ Tạo sĩ. Các binh trong ngoài kinh đến kỳ thi Bác cử thì cũng cử người đến khảo thí ở sân phủ chúa, tuỳ tài lĩnh thưởng chứ không được lấy đỗ như các Tạo sĩ. “Khoa này lấy đỗ bọn Nguyễn Công Tự 11 người”[2] Tạo sĩ xuất thân, ngoài ra thì cho đỗ tam trường. Đó là 11 Võ tiến sĩ đầu tiên của nước ta. Trong số này, Văn Đình Dận (người thôn Lạc Phố, huyện Hương Sơn, nay thuộc huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh), Hoàng Nghĩa Bá ( người xã Đông Vĩ huyện Đông ngàn, nay thuộc xã Yên Thường huyện Gia Lâm, Hà Nội) sau là các danh tướng một thời. Từ đó về sau, cứ theo lệ 3 năm mở một khoa thi. Đời vua Lê Dụ Tông mở khoa thi thứ 2 vào năm Bảo Thứ 2 vào năm Bảo Thái thú 8 (1727). Khoa này lấy đỗ 5 người.
Từ đó về sau khoa thi võ được mở đều đặn, nội dung thi không có gì thay đổi. Trước sau, trong 69 năm, triều Lê Trung hưng đã mở 19 khoa, lấy đỗ 199 Tạo sĩ.
Theo cuốn Vũ tộc phả ký (Gia phả dòng họ Vũ thôn Phục Lễ) và nghiên cứu của Vũ Hiệp, Nhà nghiên cứu về gia tộc học Việt Nam, thì trong các Tạo sĩ võ thời đó, dòng họ Vũ thôn Phục Lễ có ông Vũ Tất Nhâm, cùng đậu một khoa thi với ông Tạo sĩ Tá Bật năm 1763, nhưng ông Tất Nhâm đậu hạng Đồng tạo sĩ hạng ưu.
Chúa Trịnh Cương là một trong những vị Chúa sáng của triều đại Lê-Trịnh, ông là nhà cải cách lớn của Việt nam thời Trung đại về nhiều mặt: Chính trị, tài chính, giáo dục, Ngoại giao, quốc phòng v.v…Dưới triều đại ông trị vì, quân cường, nước thịnh, dân chúng sung túc, ngoại bang nể trọng xứng danh một thời thịnh trị. Ông đã ghi nét son khôn tiền khoáng hậu trong lịch sử bang giao Việt nam buộc kẻ thù phương Bắc trả lại đất đai không mất một quân tốt. Bài học ấy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị để hậu thế suy ngẫm, âu đó chính là một hệ quả của nền võ học hòa thiện mà ông dày công, quyết đoán thực hiện góp phần tạo nên một sức mạnh quân sự Đại Việt đủ sức răn đe, bảo vệ biên cương, lãnh thổ của tổ tiên.
Theo Trịnh Quang Dũng, Tp. Hồ Chí Minh
Tài liệu tham khảo:
1. Đại Việt sử ký toàn thư – NCQB năm Chính hòa 18 (1697), NXB KHXH 1993
2. Đại Việt sử ký toàn thư tục biên (1676 – 1789), NXB KHXH 1991;
3. Trần Đại Sĩ “ Nam Quốc sơn hà”, Nhà xuất bản Trẻ;
4. Chúa Trịnh vị trí và vai trò lịch sử (Kỷ yếu HTKH), Ban NCLS Thanh hóa 1995;
5. Tiến sĩ võ Việt nam
6. Chúa Trịnh Cương – Cuộc đời và sự nghiệp – Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội 2010;