Họ Vũ ở làng Mộ Trạch (làng Tiến sĩ nổi tiếng nhất ở xứ Đông và trong nước trước kia), nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là một trong những dòng họ lớn ở Việt Nam có Thuỷ tổ – Thần tổ Vũ Hồn – Thành hoàng làng Mộ Trạch.

Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở Mộ Trạch, vào đời nhà Đường bên Trung Quốc (618 – 907), khoảng năm 800, có một quan chức tên là Vũ Huy người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Vợ là Lưu Thị Phương. Hai ông bà đã nhiều tuổi, khoảng gần 60 tuổi, vẫn chưa có con cái. Ông Vũ Huy là một nhà nho, do đó thường than rằng: “Vàng núi thóc biển coi như cỏ rác, con hiếu,cháu hiền quý hơn châu ngọc”. Sau đó, ông làm sớ dâng lên vua Đường xin được nghĩ về làm trí sĩ. Vua Đường chuẩn cho, lại ban phát cho xe ngựa, vàng bạc. Ông tạ ơn về quê sống cảnh an nhàn, đi du ngoạn. Ông Vũ Huy vốn tinh thông khao địa lý phong thủy, do đó trên đường đi du ngoạn về phương nam, đến đất Giao Châu khi ấy là khu vực đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ bây giờ.

Một hôm đi đến ấp Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu sau này là tỉnh Hải Dương, Vũ Huy thấy một kiểu đất đẹp ở khu cánh đồng mênh mông có 98 gò đất nhỏ bao quanh một gò cao và lớn, tựa như 98 ngôi sao chầu về mặt trời (cưu83 thập bát tú triều dương ). Cái gò ấy tên địa phương gọi là Đống Dờm. Theo thuyết địa lý – phong thủy nếu mộ táng ở đây con cháu sẽ phát sinh khoa bảng. Công danh hiển hách. Cụ Vũ huy quay trở về Phúc Kiến đưa hài cốt thân phụ sang táng ở Đống Dờm, rồi làm nhà ở tạm để trông nom ngôi mộ

Ở làng Mạn Nhuế khi ấy có một thôn nữ con nhà nề nếp, tính tình đoan trang phúc hậu, chăm chỉ làm ăn lại có quý tướng sinh con quyền cao chức trọng. Có lẽ do duyên trời đã định, nên gia đình cô thôn nữ đã chấp nhận lời cầu hôn của ông Vũ Huy, và ít lâu sau, hôn lễ đã được cử hành. Bà là Nguyễn Thị Đức

Hơn một năm sau, bà có thai. Ông đưa bà về Phúc Kiến (thuộc đất mân Việt cũ)

Ngày 08 tháng giêng năm giáp Thân(804) bà sinh con trai. Ông bà đặt tên con là Vũ Hồn. Ngay từ thuở nhỏ, Vũ Hồn trông dáng dấp rất khôi ngô, tuấn tú, rất chịu khó học hành và rất thông minh. Năm 12 tuổi sức học đã làm cho các bậc đàn anh kính nể.

Năm 820, Vũ Hồn đã đỗ kỳ thi Đình khi mới 16 tuổi. Vua Đường rất khen ngợi và cho là nhân tài, vì ngoài thơ văn hay, sách lược giỏi, Vũ Hồn còn tinh thông cả khoa thiên văn – Địa lý – Phong thủy. Vua ban cho mũ áo để về vinh quy. Tuy còn trẻ tuổi nhưng có tài, vì vậy ít lâu sau vau Đường xuống chiếu bổ dụng Tả Thị Lang Bộ Lễ – một chức quan khá trong triều đình – vì Bộ Lễ phụ trách lễ nghi, cúng tế và thi cử trong nước. Được 2 năm thăng chức Đô Đài Ngự Sử.

Năm 825 ( Ất Tỵ) đời vua Đường Kính Tông, niên hiệu Bảo lịch thứ nhất, Vũ Hồn được cử sang An Nam làm Thứ Sử Giao Châu.

Năm 841(Tân Dậu) đời Đường Vũ Tôn, niên hiệu Hội Xướng thứ nhất, Vũ Hồn được thăng chức kinh lược sứ thay Hàn Uớc. Trong thời gian ở An Nam, Kinh lược sứ Vũ Hồn đã đi kinh lý và xem xét nhiều nơi, đồng thời để tâm chủ ý việc tìm địa điểm để định cư sau này,vì ngài đã muốn chọn quê ngoại làm quê hương. Ngài đã nhiều lần về Mạn Nhuế thăm mộ ông Nội ở Đống Dờm, sau đó đã đi thăm tất cả các vùng lân cận,. Một lần Ngài đến trang Lạp Trạch huyện Đường An thấy về phía tây thôn ấy có cách đồng hoang, cỏ lau rậm rạp, rải rác có những gò đống tựa 5 con ngựa, 7 ngôi sao hoặc những ao mà dưới đáy có doi đất nổi lên như hình quả bút, nghiên mực, quyển sách… Theo kiến thức về địa lý- phong thủy là một kiểu đất đẹp, kết. Ngài đã ghi chép lại để khi cần thì sử dụng .

Trong thời gian Ngài giữ chức Kinh lược sứ tại An Nam, thì đất An Nam thường không yên; do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là dân An Nam thường hay nỗi dậy, do quân Nam Chiếu từ vùng Vân Nam hay sang quấy nhiễu, do dân tình đói khổ sinh ra nhiều giặc cướp. Các quan đô hộ trước đó, như Lý Nguyên Gia, H

Theo Website: www.hovuvovietnam.com