Chim có tổ người có tông”, “Cây có cội, nước có nguồn”, những câu ca dao nói lên đạo lý của con người Việt Nam chúng ta đã lưu truyền bao đời nay dẫu cho xã hội có nhiều biến động, thay đổi. Vì vậy việc truy tìm nguồn gốc tổ tiên, chăm lo mồ mả ông bà là những điều gần như nằm trong tiềm thức của mỗi một con người Việt Nam. “Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn”. Nguồn to, sông rộng, vươn dài ; Rễ sâu , gốc vững , cành lá xum xuê, đâm chồi nẩy lộc, cây cao, bóng cả, mang lại hương thơm quả ngọt cho đời. Tổ tiên ta cũng vậy, bao đời vun trồng cây “ Nhân ” cây “ Đức “ mong cho con cháu đời đời thịnh vượng , sinh sôi nảy nở. Uống nước nhớ nguồn!
Theo Văn tịch chí trong bộ Tịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì các dòng họ ở nước ta biên chép gia phả từ đời Lý. Năm Thuận Thiên thứ 17 Đời Lý Thái Tổ ( Năm Bính Dần , 1026 ) , vua ban lệnh biên soạn “ Ngọc Điệp “ ( Tức Gia Phả – Tộc Phả ). Từ đó mỗi nhà có một quyển Tộc Phả – Gia Phả , Tộc Phả được cung kính giữ gìn như một vật báu thiêng liêng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để ghi nhớ công đức các đấng tiên tổ , để tỏ lòng thành kính của con cháu trong họ.
Dân tộc , Quốc gia thì có lịch sử, còn dòng họ thì có Tộc Phả – gia đình có Gia Phả. Họ Vũ Viết chúng ta vinh hạnh được các đấng tổ tiên là những dòng dõi hoàng cung, vua chúa đời trước, nhà nho, nhà giáo sớm biên soạn Gia Phả, tộc Phả bằng chữ Hán, chữ Nho, chữ Nôm. Nhưng trải qua bao năm tháng biến động của lịch sử, đặc biệt trong cải cách giảm tô 1956 – 1957 các gia đình họ nhà phần lớn bị quy sai lên “ Trung Nông” , “ Địa Chủ ” , tài sản bị phát tán (Trong đó có ông trưởng tộc) nên Gia Phả – Tộc Phả bằng chữ Hán, chữ Nho mất hết. Hơn nữa các cụ cao niên trong họ am hiểu chữ Hán, chữ Nho, lịch sử dòng họ cũng đã về chầu tiên tổ. Ông tổ dòng họ VŨ VIẾT chúng ta đến lập nghiệp tại thôn Mòi, xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương hàng bao đời nay (Từ trước những năm khoảng 1800 Thuộc thế kỷ 18). Các bậc tiền bối họ Vũ Viết đã cần cù lao động với mong muốn gây dựng cho con cháu đời sau một tiền đồ sáng lạn hơn. Đất nước trải qua nhiều binh biến, các bậc tiền nhân và con cháu họ Vũ Viết chúng ta cũng đã sả thân vì đại nghĩa. Tất cả những điều đó là những tấm gương sáng để con cháu học tập noi gương, tiếp tục truyền thống của gia đình và dòng họ để phấn đấu xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho chính bản thân mình và góp phần xây dựng cộng đồng xã hội.
Từ những năm của thập kỷ 90, họ Vũ Viết ngày càng thịnh vượng, con cháu ngày càng trưởng thành. Đó cũng là nhờ phúc đức của tổ tông . Họ hàng nhiều lần họp bàn viết Gia Phả – Tộc Phả. Đây là một việc làm “Uống nước nhớ nguồn ” rất đáng trân trọng.
Sau nhiều lần họp bàn … Nhưng đến năm 2003 toàn dòng tộc đi đến quyết định: Thành lập một ban theo dõi, thu thập và bổ sung để xây dựng cho cuốn Tộc phả được thêm đầy đủ và có ý nghĩa cho toàn dòng tộc. Nghị quyết của họ là giao cho từng chi biên soạn (Chi nào thu thập dữ liệu về chi ấy) Và thành lập ban biên soạn trong đó có các vị trưởng các chi – Các nhánh – các ngành và các cụ cao niên trong dòng tộc, cũng như tham khảo các cụ trong làng. Đã tham gia suốt một thời gian dài để bổ sung cho cuốn Tộc Phả này.
Thuỷ tổ họ Vũ Viết được sinh ra và lớn lên tại thôn Đông – xã Tuy Lai – huyện Đường An – tỉnh Hải Dương vào khoảng những năm 1814 thuộc thế kỷ thứ 18 (Nay là thôn Mòi huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Bố, mẹ, các anh em của cụ (Vẫn chưa biết chính xác) Nhưng theo các cụ truyền lại rằng:Dòng họ Vũ Viết có nguồn gốc từ họ Vũ năm chi tại thôn My Thữ và Phục Lễ (Có Tộc Phả năm chi tham khảo ) Sau này cần tham khảo và bổ sung.
Kể từ đời cụ Thuỷ tổ cho đến nay tất cả những thành viên trong dòng họ có khoảng 365 người bao gồm: (Không tính dâu và rể) Nam = 185 người; Nữ = 180 người
TIẾP THEO LÀ LƯỢC ĐỒ THẾ THỨ
……………………………………………….
Tác giả: Vũ Viết Thường