Vũ Võ không ghi danh, Trịnh Tộc lãng quên nhưng Bà Chúa Me mãi mãi là niềm tự hào của dân làng Phục Lễ

Bốn ngàn năm Lịch sử dựng nước và giữ của dân tộc Việt Nam là một bản hùng ca bất diệt. Mỗi con người là một phần tử nhỏ bé trong bản trường ca ấy, có những người bình thường , có những gương mặt tiêu biểu điển hình tạo nên dấu ấn gọi là gương mặt trong lịch sử…

Các triều đại phong kiến từ nhà: Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Lê trung hưng, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Mỗi triều đại đều hiện lên những gương mặt điển hình, họ chính là những người tạo ra những bước ngoặt trong lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp của họ , công hay tội hãy để lịch sử phán xét, song trong giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát triển đất nước họ đã góp phần làm nên sự hưng thịnh của một triều đại phong kiến Việt nam.
Lịch sử đã để lại cho chúng ta những tấm gương sinh động bi – hùng, đó là những bài học mà tiền nhân phải đổi không chỉ bằng mồ hôi – nước mắt mà bằng cả xương – máu mới có được. Vì vậy chúng ta nên giữ gìn cho hôm nay và mai sau.

Thế kỷ 18 Làng phục lễ được gọi với cái tên: “nơi ở của quí tộc đương triều.” (1) . Người làng phục lễ không chỉ có Bà chúa Me mà còn một số nhân vật quan trọng như “ Tiền Lê đặc tấn phụ QuốcThượng tướng quốc Đại tư đồ Quốc lão Quận công đốc khánh Vũ Công Bính”(2). Tạo sĩ Vũ Tất Nhậm(3)…

Xin tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp một số nhân vật như sau:
1 – Bà Vũ Ngọc Huấn (vợ Chúa Trịnh Tạc) (4): Bà có công với đất nước cho nên triều đình phong kiến đã lập Bia sinh từ (1679) ghi công lao của bà. Bà là nhân vật chính tronh sự kiện: “ di tích lịch sử hơn ba trăm năm bị lãng quên”.(4b) .
2 – Bà Vũ Thị Ngọc Nguyên (vợ Chúa Trịnh Cương 1680 – 1729) . Cuộc đời và sự nghiệp của bà xin được mượn tám chữ của triều đình phong kiến đã phong tặng: “Ý công hậu đức trang hành đoan nghị đức Quốc thánh mẫu.” (5)…
3 – Ông Vũ Công Bính (1705 – 1764), đương thời ông là một nhân Vật chính trị quan trọng “Tứ kim chính trị” (6). Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng soi cho hậu thế “Kinh ban bảo chiếu”(7). Ông Vũ Công Bính làm quan triều Lê – Trịnh đối lập với chúa Nguyễn nhưng Ông không bị nhà Nguyễn thù ghét mà ngược lại Ông còn được ca ngợi “bảo dực trung hưng”(8) “tôn thần hộ Quốc tý dân”(9). Ông được phong: “Bính trung quân Vũ Tất Thấn mũ, đai trang sức bằng vàng ”(10a). “mùa thu tháng 7 năm ất sửu – Cảnh hưng thứ 6 (1745) thăng Bính Quận công…” (10b)
4 – Ông Vũ Tất Nhậm thi võ đỗ “tạo sĩ” (1763). Khi mất Ông được nhân dân tại Hoang xá – Thượng Nguyên tôn thờ làm thành hoàng.(11)
5 – ông Vũ đại Đức Hiền tả trưởng phủ đô đốc Tỉnh Bắc Ninh, sau khi mất nhân dân Trung Mầu – Phù Đổng – Từ Sơn – Bắc Ninh tôn thờ làm Thành hoàng (12) .
6 – Ông Vũ Phúc Đạt (Thạch Lộc Hầu) Tổng binh Đồng tri (13). Ngôi mộ táng nơi ông yên nghỉ tại cánh đồng thôn Me trai, năm 1990 máy cầy đụng tới sáu gia tộc đều nhận kiến phòng văn hóa Huyện Bình Giang phải vào cuộc…

Đây là những nhân vật lịch sử được sinh ra từ làng Phục Lễ, cuộc đời và sự nghiệp của họ đã tạo nên lịch sử bi – hùng một vùng đất xứ Đông, họ mãi mãi là niềm tự hào của làng Phục Lễ, những gương mặt góp phần làm nên lịch sử dân tộc Việt Nam.

Ôi quê tôi ! Xin cám ơn nhạc sĩ Lê Minh sơn bài hát của anh đã cho thính giả những cảm giác thật tuyệt vời về quê hương. Nhưng anh ơi quê tôi còn có Ngói tan – Gạch nát , chứng tích bi hùng của những năm 1740…

Ba mươi tám năm xa quê hương, hôm nay 10 tháng 3 năm tân Tỵ (2013) Ngày giỗ tổ Hùng Vương. Xin gửi lời tri ân nơi đất mẹ.

Chú dẫn:
– (1)* Sách Giai thoại Người Họ Vũ của Giao sư Vũ Ngọc Khánh Viết về Vũ trác Oánh.
– (3), (6), (7), (8), (9)* Sắc phong ngày 25 tháng 7 năm 1924 của Vua Khải Định tại nhà thờ họ vũ Thôn Phục Lễ.
– (2) , (4), (5), (11), (12), (13)* Sách Vũ Tộc Phả ký tại Thôn Phục Lễ.
– (4) Bài viết của ông Đặng Văn Lộc sau khi nghiên cứu văn bia tại phục lễ.
– (5) sách Kim tỏa thực biên của Vương tộc họ Trịnh.
– (10a), (10b) Đại việt sử ký tục biên 1676 -1789 trang 160; 162.